Nộp thuế là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, nhằm tăng nguồn thu ngân sách, để bảo đảm duy trì các hoạt động xã hội cũng như góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Vậy doanh nghiệp phải đóng những loại thuế nào? mức đóng là bao nhiêu? Để trả lời cho những câu hỏi này kính đề nghị quý khách hàng tham khảo bài viết tư vấn thuế dưới đây của chúng tôi.
Các loại thuế mà doanh nghiệp thường phải đóng
1. Thuế môn bài
Là loại thuế trực thu mà doanh nghiệp phải nộp định kỳ hàng năm dựa trên vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư.
Theo quy định của pháp luật đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng thì mức thu phí môn bài là 3.000.000 đồng/năm. Còn đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức thu phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm.
2. Thuế giá trị gia tăng
Là loại thuế gián thu, được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Hay còn được hiểu là loại thuế được cộng vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng thanh toán, chi trả khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.
Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Là loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập thuộc diện chịu thuế sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến thu nhập của doanh nghiệp. Chỉ phải nộp thuế khi công ty có lãi, mức thuế doanh nghiệp phải nộp là 20% lợi nhuận.
4. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Là loại thuế gián thu đánh vào những loại hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Bao gồm cả trường hợp xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Doanh nghiệp chỉ phải nộp khi có các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa.
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt, mang tính chất xa xỉ do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ. Các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó sẽ chịu trách nhiệm nộp thuế. Người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán.
Ngoài ra còn một số loại thuế khác phải đóng như: thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường…tùy thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
=>>> Xem thêm: Báo giá dịch vụ doanh nghiệp
Dịch vụ tư vấn thuế của Luật Gia Long
1. Các dịch vụ tư vấn thuế tại Luật Gia Long
– Mở mã số thuế, cập nhật các thông tin liên quan đến mã số thuế.
– Thực hiện báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý cho doanh nghiệp.
– Thực hiện quyết toán thuế cho doanh nghiệp.
– Quyết toán nghĩa vụ thuế khi giải thể cho doanh nghiệp.
– Tư vấn về luật thuế hải quan.
– Tư vấn các loại thuế liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Liên hệ với Luật Gia Long bằng cách nào?
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn thuế vui lòng liên hệ theo cách sau:
– Hotline: 0352.276.247 (tư vấn 24/7 kể cả thứ 7 và chủ nhật);
– Zalo: 0944.968.222 (online 24/7);
– Email: info@luatgialong.vn
Ngoài ra quý khách hàng có thể đến trực tiếp văn phòng công ty chúng tôi để được tư vấn. Luật Gia Long rất hân hạnh và mong được phục vụ quý khách hàng.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG
Văn phòng Bình Thạnh: 1/74 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng Tân Bình: Tầng 2, Số 82 Đường C18, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0352 276 247 / Zalo: 0944 968 222
Email: info@luatgialong.vn