Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm là vấn đề nóng hổi được nhà nước và các cấp có thẩm quyền quan tâm rất mạnh mẽ. Chính vì vậy để hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất thực phẩm thì ngoài đáp ứng yêu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất thì quý khách hàng cần phải được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ở đâu? Trình tự thủ tục như thế nào? Những câu hỏi này sẽ có câu trả lời trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý để xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

– Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12.

– Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

– Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 09 năm 2018 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm.

Những ai cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

– Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín; nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.

– Các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm như: xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm; việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu; dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.

giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Những cơ sở nào không thuộc diện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

– Sơ chế nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

– Nhà hàng trong khách sạn;

– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Kinh doanh thức ăn đường phố;

– Cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP); Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS); Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC); Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở phải đảm bảo các điều kiện quy định dưới đây:

– Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật An toàn thực phẩm;

– Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

=>>> Xem thêm: Thủ tục tự công bố sản phẩm

Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật An toàn thực phẩm.

Bước 2: Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 3: Nhận kết quả

Nếu cơ sở đủ điều kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Một số cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

– Ban quản lý An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh: 18 Cách Mạng Tháng Tám, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM;

– Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP. Hà Nội: Ngõ 135 Núi Trúc, P. Giãng Võ, Q. Ba Đình, TP. HN;

– Ban quản lý An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng: 12 Bạch Đằng, P. Thạch Thang, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng;

– Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương: 211 Yersin, P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.

Mức xử phạt khi không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo điều 18 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP đối với các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm mà không có giấy chứng nhận sẽ bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật;

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

+ Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh ATTP

Dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Gia Long

1. Dịch vụ tư vấn của chúng tôi

– Tư vấn cho quý khách hàng các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận.

– Hướng dẫn khách hàng cải tạo, bố trí lại cơ sở để đảm bảo đáp ứng điều kiện về an toàn thực phẩm.

– Soạn thảo hồ sơ và thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách hàng.

2. Liên hệ với chúng tôi

Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau để được tư vấn và báo giá:

• Hotline: 0352.276.247 (làm việc cả thứ 7 và chủ nhật);

• Zalo: 0944.968.222 (online 24/7);

• Email: info@luatgialong.vn

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG
Văn phòng Bình Thạnh: 144/1/7 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng Tân Bình: Tầng 2, Số 82 Đường C18, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0352 276 247 / Zalo: 0944 968 222
Email: info@luatgialong.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gọi 0352 276 247 Chat Zalo Chat Messenger