Mã ngành xuất nhập khẩu và những điều doanh nghiệp cần biết

Hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Các chủ doanh nghiệp luôn thắc mắc về vấn đề mã ngành xuất nhập khẩu là mã ngành nào? Sau đây Luật Gia Long sẽ phân tích các quy định của pháp luật để giúp cho quý khách hàng hiểu rõ về vấn đề này.

1. Hoạt động xuất, nhập khẩu là gì?

Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 thì hoạt động xuất nhập khẩu được hiểu như sau:

– Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

– Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

mã ngành xuất nhập khẩu

2. Mã ngành xuất nhập khẩu và những điều cần biết

Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp đều có chung suy nghĩ rằng, “mã ngành xuất nhập khẩu”“mã ngành 8299”

Stt Tên ngành, nghề Mã ngành
1 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh; Ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
8299

Tuy nhiên việc đăng ký mã ngành 8299-mã ngành xuất nhập khẩu là không chính xác. Bởi theo các quy định pháp luật hiện hành như sau:

– Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 thì “kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu” là quyền của doanh nghiệp.

– Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương. Trong đó quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như sau:

“Điều 3. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

1. Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.”

Căn cứ vào các quy định nêu trên thì xuất, nhập khẩu không phải là ngành, nghề kinh doanh. Do đó doanh nghiệp có thể kinh doanh xuất nhập khẩu các ngành nghề mà công ty đã đăng ký.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn các thủ tục pháp lý khác:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG

+ Địa chỉ: 1/74 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

+ Hotline: 0352 276 247

+ Zalo: 0944 968 222

+ Email: info@luatgialong.vn

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG
Văn phòng Bình Thạnh: 1/74 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng Tân Bình: Tầng 2, Số 82 Đường C18, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0352 276 247 / Zalo: 0944 968 222
Email: info@luatgialong.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Trần Quang Anh
Trần Quang Anh
5 tháng trước

Bài viết nội dung rất bổ ích, chia sẻ đúng với quy định của pháp luật hiện hành. Xin cảm ơn Luật Gia Long rất nhiều!

Gọi 0352 276 247 Chat Zalo Chat Messenger