Thủ tục thành lập chi nhánh

Thành lập chi nhánh là một trong những hoạt động nhằm mở rộng phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp không những bó gọn trong tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở mà còn vươn ra ở các tỉnh và thành phố khác trên đất nước Việt Nam. Vậy chi nhánh là gì? Điều kiện để mở chi nhánh? Hồ sơ thủ tục pháp lý để thành lập chi nhánh như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được gói gọn trong bài viết này.

Chi nhánh công ty là gì?

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều kiện thành lập chi nhánh công ty

1. Điều kiện tất yếu

Để thành lập chi nhánh điều kiện đầu tiên đó là phải thành lập doanh nghiệp (công ty). Sau khi thành lập công ty xong (được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) thì chúng ta mới có thể tiến hành thành lập chi nhánh. Chúng ta không thể tiến hành song song vừa thành lập công ty vừa thành lập chi nhánh được.

2. Điều kiện về tên chi nhánh

Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Ví dụ như “Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Luật Gia Long” thì tên chi nhánh là “Chi nhánh công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Luật Gia Long”.

Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

3. Điều kiện trụ sở chi nhánh

Trụ sở chính của chi nhánh là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác với trụ sở chính. Ngoài ra có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

4. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh chi nhánh

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó chi nhánh có thể đăng ký ít hoặc bằng với ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký. Chi nhánh không được đăng ký ngành nghề khác với ngành nghề của công ty đã đăng ký.

5. Điều kiện về người đứng đầu chi nhánh

Người đứng đầu chi nhánh là cá nhân, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; có thể là người khác hoặc thành viên công ty.

hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh

 

Hồ sơ thành lập chi nhánh

– Thông báo thành lập chi nhánh (theo mẫu);

– Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh: của chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần. Quyết định của thành viên Công ty hợp danh;

– Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên);

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;

– Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người đứng đầu chi nhánh;

– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh.

=>>> Tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Các bước nộp hồ sơ thành lập chi nhánh

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ

Doanh nghiệp soạn hồ sơ theo mẫu hướng dẫn nêu trên. Tùy thuộc vào loại hình công ty mà hồ sơ thành lập chi nhánh sẽ có những điểm khác nhau riêng biệt.

Bước 2: Nộp hồ sơ online

Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Để đảm bảo hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, doanh nghiệp nên theo dõi phản hồi của chuyên viên để bổ sung kịp thời (nếu có).

Bước 3: Nhận kết quả thành lập chi nhánh

Sau khi có thông báo hồ sơ đã hợp lệ doanh nghiệp liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp mở chi nhánh để nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Bước 4: Khắc dấu chi nhánh

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp liên hệ với các tổ chức khắc dấu để tiến hành khắc dấu cho chi nhánh.

Các loại thuế phải nộp sau khi thành lập chi nhánh

Chi nhánh có thể lựa chọn hạch toán thuế độc lập hoặc phụ thuộc công ty, sau đây là các khoản thuế mà chi nhánh phải nộp:

1. Thuế môn bài

– Chi nhánh hoạch toán độc lập: kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý chi nhánh.

– Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

+ Trường hợp chi nhánh ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính.

+ Trường hợp chi nhánh ở khác tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi nhánh.

2. Thuế giá trị gia tăng

– Kê khai và nộp thuế GTGT tại chi nhánh, nếu: chi nhánh hạch toán độc lập hoặc chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính.

– Kê khai và nộp thuế GTGT tại trụ sở chính, nếu: chi nhánh hạch toán phụ thuộc, không phát sinh doanh thu hoặc cùng tỉnh với trụ sở chính.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

– Chi nhánh hạch toán độc lập: nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp chi nhánh.

– Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: chi nhánh không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, trụ sở chính nộp hồ sơ khai thuế cả phần thu nhập tại chi nhánh.

Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Luật Gia Long

1. Vì sao nên sử dụng dịch vụ của Luật Gia Long?

Luật Gia Long luôn cam kết với khách hàng về thời gian hoàn thành hồ sơ. Đến với công ty chúng tôi quý khách hàng không chỉ được tư vấn về việc thành lập chi nhánh mà còn được tư vấn lâu dài về các quy định pháp lý xung quanh hoạt động của chi nhánh.

Với đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, nhiệt tình với công việc. Chúng tôi sẽ mang lại cho quý khách hàng cảm giác an tâm, hài lòng khi sử dụng dịch vụ.

2. Liên hệ với chúng tôi bằng cách nào?

Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi hay liên hệ theo các cách sau:

– Hotline: 0352.276.247 (tư vấn 24/7 kể cả thứ 7 và chủ nhật);

– Zalo: 0944.968.222 (online 24/7);

– Email: info@luatgialong.vn (nhận thông tin tư vấn và báo giá);

– Đến trực tiếp địa chỉ văn phòng công ty Luật Gia Long.

Trên đây là những chia sẽ của chúng tôi về thủ tục thành lập chi nhánh. Nếu quý khách hàng nào có vướng mắc hay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Là một công ty có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp. Chúng tôi luôn quan niệm rằng chỉ có uy tín mới tạo dựng được niềm tin với khách hàng.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG
Văn phòng Bình Thạnh: 1/74 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng Tân Bình: Tầng 2, Số 82 Đường C18, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0352 276 247 / Zalo: 0944 968 222
Email: info@luatgialong.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gọi 0352 276 247 Chat Zalo Chat Messenger