Thủ tục thành lập công ty TNHH mới nhất

Luật Gia Long xin chia sẻ với quý khách hàng trình tự, thủ tục thành lập công ty TNHH. Bài viết này sử dụng nhưng quy định mới nhất hiện nay về quy trình thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Thế nào là công ty TNHH?

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai loại hình gồm:

1. Công ty TNHH một thành viên

– Đây là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân là chủ sở hữu.

– Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Đây là loại hình công ty có tôi thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên.

– Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

– Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Ưu điểm và nhược điểm khi thành lập công ty TNHH

1. Ưu điểm của công ty TNHH

– Công ty trách nhiệm hữu hạn dễ quản lý và điều hành hoạt động.

– Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Được phát hành trái phiếu.

2. Nhược điểm của công ty TNHH

– Bị giới hạn về số lượng thành viên tham gia góp vốn vào công ty.

– Không được phát hành cổ phần để huy động vốn.

hướng dẫn thủ tục thành lập công ty tnhh

Hồ sơ thành lập công ty TNHH

1. Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu:

+ CMND, CCCD, hộ chiếu đối với cá nhân;

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức

2. Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên;

– Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý đối với các thành viên:

+ CMND, CCCD, hộ chiếu đối với cá nhân;

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức.

=>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Quy trình thành lập công ty TNHH

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ

Tùy vào loại hình công ty quý khách hàng muốn thành lập, soạn hồ sơ theo mẫu đã hướng dẫn nêu trên.

Hồ sơ sẽ do người đại diện theo pháp luật của công ty ký và chịu trách nhiệm về tính pháp lý.

Bước 2: Nộp hồ sơ online

– Quý khách thực hiện tạo và xác minh tài khoản tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/

– Sau khi đăng nhập vào cổng thông tin, quý khách hàng chọn vào mục đăng ký doanh nghiệp và scan file hồ sơ để nộp trực tuyến.

Bước 3: Theo dõi phản hồ và nhận kết quả

– Sau khi nộp hồ sơ nếu có phản hồi hồ sơ đã hợp lệ từ chuyên viên, quý khách sẽ liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để nhận kết quả.

– Nếu chuyên viên phản hồi hồ sơ chưa hợp lệ, thì quý khách hàng tiến hành bổ sung theo hương dẫn và nộp lại hồ sơ.

– Kết quả: Quý khách hàng sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Các thủ tục sau khi được cấp giấy chứng nhận

Sau khi được cấp giấy phép quý khách phải thực hiện thêm các thủ tục sau đây để công ty có thể đi vào hoạt động:

– Khắc dấu tròn cho công ty;

– Làm biển hiệu (25×30) treo tại trụ sở công ty;

– Mở tài khoản ngân hàng;

– Đăng ký chữ ký số, tạo tài khoản thuế điện tử;

– Mua hóa đơn điện tử, thông báo phát hành hóa đơn;

Những lưu ý sau khi thành lập công ty TNHH

1. Những khoản thuế phải đóng sau khi thành lập

Các khoản thuế cơ bản mà công ty phải nộp bao gồm:

a. Thuế môn bài:

– Đây là khoản thuế cố định thu theo năm.

– Mức thu thuế môn bài căn cứ vào vốn điều lệ của công ty, đối với công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ mức thu là 3tr/năm, đối với công ty có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống mức thu là 2tr/năm.

b. Thuế thu nhập doanh nghiệp:

– Đây là khoản thuế trực thu, công ty chỉ phải nộp thuế khi kinh doanh có lãi.

– Mức thu được tính là 20% lợi nhuận.

c. Thuế giá trị gia tăng:

– Đây là khoản thuế gián thu, tiền thuế được cộng vào giá bán của hàng hóa và dịch vụ.

– Người nộp thuế: doanh nghiệp, người chịu thuế: khách hàng.

2. Những lưu ý khi hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Sau khi thành lập công ty TNHH để được phép hoạt động đối với những ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp phải tiến hành xin thêm giấy phép tại các sở, ban ngành quản lý về lĩnh vực đó.

– Chẳng hạn để kinh doanh nhà hàng, quán cà phê thì phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

– Hoặc để kinh doanh dịch vụ du lịch trong nước thì phải có Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG
Văn phòng Bình Thạnh: 1/74 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng Tân Bình: Tầng 2, Số 82 Đường C18, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0352 276 247 / Zalo: 0944 968 222
Email: info@luatgialong.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gọi 0352 276 247 Chat Zalo Chat Messenger