Thủ tục mở phòng khám đa khoa hiện nay được quy định ra sao? Điều kiện, quy trình và thủ tục như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ có trong bài viết sau đây của Luật Gia Long.
1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa
Theo quy định hiện nay, phòng khám đa khoa là hình thức tổ chức của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Để mở phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau:
1.1. Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1.1.1. Cơ sở vật chất
– Có địa điểm cố định;
– Bảo đảm về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy;
– Bắt buộc có khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại (trừ khi không có dụng cụ cần tiệt trùng lại hoặc đã có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ).
1.1.2. Trang thiết bị y tế
– Có đủ các trang thiết bị y tế tùy vào phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
– Có bộ phận xét nghiệm sinh hóa đối với cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp;
– Đối với phòng khám tư vấn sức khỏe/phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện viễn thông, công nghệ thông tin cần có đủ các trang thiết bị công nghệ cần thiết.
1.1.3. Nhân lực
– Mỗi cơ sở phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và các trưởng khoa phải là bác sĩ hành nghề toàn thời gian tại đơn vị; có chứng chỉ hành nghề; phạm vi chuyên môn phù hợp với cơ sở, chuyên khoa tương ứng; thời gian hành nghề ít nhất là 36 tháng sau khi có chứng chỉ hành nghề hoặc thời gian trực tiếp khám, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng;
– Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được phép đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán;
– Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được phép đọc và ký kết quả xét nghiệm;
– Những người khác làm việc trong cơ sở nếu có tham gia quá trình khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ thực hiện công việc trong phạm vi được phân công;
– Nhân sự khác tham gia vào quá trình khám, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề thì có thể thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.
Lưu ý: Đối với cơ sở khám sức khỏe phải có đủ các bộ phận khám lâm sàng, cận lâm sàng, nhân lực và thiết bị y tế cần thiết để khám, phát hiện được tình trạng sức khỏe. Mẫu phiếu khám sức khỏe được kèm theo các văn bản hướng dẫn khám sức khỏe theo quy định của pháp luật.
1.2. Điều kiện riêng về hoạt động phòng khám đa khoa
Ngoài đáp ứng các điều kiện chung để kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh, thì phòng khám đa khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
1.2.1. Chuyên môn:
– Có ít nhất 2 trong 4 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;
– Có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh).
1.2.2.Cơ sở vật chất:
– Có phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa, phòng tiểu phẫu (nếu có thực hiện tiểu phẫu);
– Các phòng khám phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn.
1.2.3. Thiết bị y tế:
Các chuyên khoa trong phòng khám đa khoa phải có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu cần thiết của chuyên khoa đó.
1.2.4. Nhân sự:
– Số lượng bác sĩ hành nghề toàn thời gian phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sĩ của phòng khám đa khoa;
– Người phụ trách các phòng khám chuyên khoa và bộ phận cận lâm sàng phải là người làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa.
2. Thủ tục mở phòng khám đa khoa
Để mở phòng khám đa khoa, cần thực hiện theo hai bước sau:
– Xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh;
2.1. Bước 1: Xin giấy phép đăng ký kinh doanh
Quý khách có thể chọn trong các hình thức sau:
– Thành lập hộ kinh doanh (Do UBND cấp quận, huyện cấp)
– Thành lập công ty/doanh nghiệp (Do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp)
Xem ngay: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Xem ngay: Thủ tục thành lập công ty
Lưu ý: Tham khảo một số mã ngành, nghề sau đây:
8610 Hoạt động của các bệnh viện, trạm y tế;
8691 Hoạt động y tế dự phòng (Ví dụ: phòng khám dự phòng);
8692 Hoạt động của hệ thống cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng;
8620 Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa.
2.2. Bước 2: Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh
2.2.1. Cơ sở pháp lý để mở phòng khám đa khoa
– Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
– Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh;
– Thông tư 278/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế;
– Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12;
– Nghị định 87/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật khám, chữa bệnh;
2.2.2. Hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh
Sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh, quý khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ để xin giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa. Hồ sơ đề nghị cấp phép cơ bản gồm có:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự;
– Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn;
– Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài).
Lưu ý: Phụ thuộc vào từng hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà có những hồ sơ bổ sung riêng biệt. Bạn có thể liên hệ Luật Gia Long để được hỗ trợ chi tiết.
2.2.3. Quy trình nộp hồ sơ
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
Sở Y tế đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc quản lý của Bộ Y tế.
– Cách thức nộp hồ sơ:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: Đến bộ phận một của của Sở Y tế để nộp;
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: Kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, xác nhận nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến bằng chữ ký số và thanh toán lệ phí theo quy trình trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế tỉnh/thành nơi đơn vị đặt trụ sở, để đề nghị cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Lưu ý: Hiện nay, việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến tại một số tỉnh chưa được triển khai. Bạn có thể tham khảo cách thức nộp hồ sơ chi tiết tại trang dịch vụ công tỉnh/thành phố nơi mình dự định đăng ký.
3. Các câu hỏi thường gặp
3.1. Điều kiện kinh doanh hoạt động phòng khám?
Để được mở kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh, cần đáp ứng một số điều kiện sau đây:
– Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị…
– Điều kiện về đội ngũ nhân sự, nhân viên chuyên môn..
3.2. Thủ tục mở phòng khám đa khoa
– Đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh;
– Xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh;
Lưu ý: Trong trường hợp đăng ký hộ kinh doanh thì cần có chứng chỉ hành nghề nộp kèm khi đăng ký thành lập.
3.3. Cơ quan nào cấp phép hoạt động phòng khám?
– Bộ Y tế: Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân, bệnh viện thuộc các bộ khác;
– Sở Y tế: Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc quản lý của Bộ Y tế.
3.4. Xin giấy phép hoạt động phòng khám qua mạng được không?
Hoàn toàn có thể.
– Bạn có thể kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, xác nhận nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến bằng chữ ký số và thanh toán lệ phí theo quy trình trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
– Trường hợp không sử dụng chữ ký số để xác nhận hồ sơ, tổ chức, cá nhân đăng ký trực tuyến phải scan hồ sơ bản giấy gửi kèm lên hệ thống đăng ký về cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét, đối chiếu.
3.5. Các hình thức tổ chức kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh?
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật và phải theo một trong các hình thức tổ chức sau đây:
– Bệnh viện, Phòng khám đa khoa, Phòng khám chuyên khoa;
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình (hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình);
– Nhà hộ sinh, Cơ sở dịch vụ y tế, Trạm y tế cấp xã, trạm xá.
3.6. Ai có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh?
Bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Trên đây là trình tự, thủ tục, hồ sơ mở phòng khám đa khoa. Thủ tục này nhìn chung cũng khá phức tạp và nhiều công đoạn. Nếu quý khách hàng chưa có kinh nghiệm hoặc muốn tiết kiệm thời gian thì hãy liên hệ với Luật Gia Long.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG
Văn phòng Bình Thạnh: 1/74 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng Tân Bình: Tầng 2, Số 82 Đường C18, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0352 276 247 / Zalo: 0944 968 222
Email: info@luatgialong.vn