Tết nguyên đán có từ khi nào, nguồn gốc và ý nghĩa

Tết Nguyên Đán là phong tục có từ rất lâu đời của nhân dân ta. Tết là dịp để các gia đình quây quần, sum họp bên nhau. Ngoài ra tết là dịp để xóa bỏ những điều xui xẻo năm cũ và đón chào một năm mới an khang, thịnh vượng. Hiện nay nguồn gốc của tết cổ truyền ở Việt Nam còn có rất nhiều ý kiến khác nhau.

Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

Hiện nay nguồn gốc của Tết Nguyên Đán vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Phần lớn thông tin cho rằng Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam trong giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc. Theo sự tích về “Bánh chưng, bánh dày” thì người Việt đã có phong tục ăn tết từ thời các vua Hùng, tức là trước cả 1000 năm Bắc thuộc.

Bút tích của Khổng Tử trong cuốn Kinh Lễ có chép: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”. Còn trong sách Giao Chỉ chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”.

Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc cùng ăn tết theo lịch âm, nhưng phong tục của hai nước vẫn có nhiều điểm khác nhau.

tết nguyên đán

Những phong tục trong ngày Tết Nguyên Đán

1. Tiễn ông công, ông táo về trời

Lễ cúng ông công, ông táo được thực hiện vào trưa ngày 23 tháng chạp (tháng 12 âm lịch). Đây là dịp để tiễn táo quân về trời, báo cáo với Ngọc Hoàng những việc làm của gia chủ trong năm vừa qua.

Các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ, tiền, vàng, quần áo, mũ, hài bằng giấy đủ các màu sắc. Ngoài ra không thể thiếu cá chép, là phương tiện để ông táo bay về trời. Đa số ở miền bắc thường dùng cá chép sống, còn ở miền nam hay dùng cá chép bằng giấy.

2. Tảo mộ ngày cuối năm

Tảo mộ cuối năm là dịp để con cháu tu sửa, dọn dẹp lại phần mộ cho ông bà, tổ tiên. Việc tảo mộ thường được tổ chức theo từng dòng họ, thời gian khoảng từ ngày 20 đến ngày 30 tháng chạp.

Sau khi hoàn tất việc sửa sang, sẽ bày biện lễ vật và thắp hương mời tổ tiên, ông bà về ăn tết cùng gia đình.

3. Gói bánh chưng ngày tết

Gói bánh chưng là hoạt động thường thấy ở nông thôn mỗi độ tết đến xuân về. Đây là dịp để mỗi gia đình làm ra những cặp bánh chưng thơm ngon dâng lên tổ tiên, ông bà và những người đã khuất.

Bánh chưng thường được làm từ: lá dong, gạo nếp, thịt lơn, đậu xanh. Sau khi gói bánh xong, các thành viên gia đình thường quây quần bên nhau để cùng nấu bánh, trò chuyện, uống trà.

4. Dọn dẹp nhà cửa

Vào dịp cuối năm các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp lại nhà cửa. Nhằm trang hoàng tổ ấm để cùng nhau đón tết, cũng như giũ bỏ những thứ xui xẻo để đón một năm mới ấm no, hạnh phúc.

Ngoài ra còn có những cành đào, cành mai khoe sắc giúp cho không gian gia đình thêm tươi vui, đẹp đẽ.

5. Cúng tất niên

Tất niên là dịp cuối năm để ông bà, cha mẹ, con cháu, anh em tụ họp lại bên nhau sau một năm làm việc vất vả. Lễ cúng tất niên thường được thực hiện vào trưa ngày cuối năm.

Mục đích của việc cúng tất niên là mời thần linh, tổ tiên, ông bà về ăn tết cùng gia đình.

6. Đón giao thừa

Giao thừa là khoảnh khắc chào năm cũ, đón mừng năm mới. Đây là thời khắc các thành viên tụ tập bên nhau cùng đón mùa xuân năm mới, với ước nguyện một năm mưa thuận gió hòa.

Giao thừa thường gắn với hoạt động ngắm pháo hoa hoặc hái lộc đầu xuân. Ngoài ra còn có hoạt động đi lễ chùa đầu năm, nhằm cầu cho gia đình bước qua năm mới nhiều sức khỏe, tiền tài, công danh.

lì xì ngày tết nguyên đán

7. Xông đất hay đạp đất

Xông đất là tục lệ có từ ngàn xưa ở Việt Nam. Với quan niệm, người đầu tiên đến chúc tết gia đình hợp tuổi với gia chủ, thì bước sang năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi.

Chính vì vậy một số gia đình còn nhờ người hợp tuổi đến xông đất cho gia đình mình.

8. Lì xì

Vào dịp đầu năm mới, người lớn sẽ mừng tuổi các em nhỏ bằng những phong bao đủ các màu sắc. Với những lời chúc sang năm mới ngoan ngoãn, học giỏi, hay ăn chóng lớn. Ngoài ra con cháu cũng lì xi cha mẹ, ông bà cùng lời chúc sức khỏe, hạnh phúc.

Những món ăn tiêu biểu trong ngày Tết Nguyên Đán

1. Bánh chưng

Bánh chưng có thể nói là món ăn không thể thiếu trong các gia đình ngày tết. Đây là loại bánh có nguồn gốc từ lâu đời, tương truyền do Lang Liêu, con trai thứ 18 của Vua Hùng Vương tạo ra.

Bánh chưng thường được chấm với mật mía, tạo ra hương vị thơm ngon, ngọt ngào khi ăn.

2. Dưa hành

Cùng với bánh chưng xanh, thì dưa hành là món ăn không thể thiếu trong ngày tết. Củ hành được muối chua, thường được dùng để ăn kèm với bánh chưng hoặc các món ăn khác.

3. Giò

Giò là món ăn đặc trưng thường thấy trong ngày tết. Giò thường được làm bằng thịt heo hoặc thịt bò xay nhuyễn, thêm chút gia vị như tỏi, tiêu, muối. Sau đó được gói bằng là chuối và đem đi luộc.

Ở một số nơi giò còn được cho thêm nấm mộc nhỉ, tai heo, da heo… để tăng thêm độ ngon cho món ăn.

4. Thịt gà luộc

Hình tượng con gà nằm trên mâm cỗ cúng tổ tiên ngày đầu năm mới, là nét văn hóa có từ rất lâu đời của nhân dân ta. Chính vì vậy thịt gà luộc là món ăn không thể thiếu trong ngày tết.

Thịt gà sẽ được làm sạch, sau đó được luộc trong nước sôi cùng với hoa hồi, gừng. Con gà sau khi được luộc chín tới sẽ có màu vàng óng và để nguyên con bày lên mâm cỗ. Thịt gà luộc thường ăn kèm với muối tiêu và lá chanh.

món ăn ngày tết nguyên đán

5. Nem chua

Nem chua là đặc sản của người dân Thanh Hóa và thường có trong dịp tết. Món ăn này được làm từ thịt heo, ớt, tỏi, lá đinh lăng…sau đó được gói trong lá chuối.

Nem chua thường được ăn kèm với tương ớt, thường dùng để nhâm nhi với bạn bè, anh em trong ngày tết.

6. Xôi gấc

Con gà dĩa xôi là những thứ không thể thiếu trong ngày tết. Theo quan niện của nhân dân ta thì màu đỏ tượng trưng cho may mắn, sung túc cả năm. Xôi gấc được làm từ gạo nếp với thịt của quả gấc. Sau khi hông chín xong, xôi sẽ có màu đỏ tươi nhìn rất đẹp mắt.

=>>> Xem thêm: Sự tích tết trung thu

Những điều kiêng kị trong ngày Tết Nguyên Đán

1. Ngày đầu năm mới không quét nhà, đổ rác

Theo quan niệm dân gian thì đầu năm mới nếu quét nhà, đổ rác sẽ mang hết tài lộc, may mắn ra khỏi nhà.

Chính vì vậy hầu hết các gia đình trong ngày đầu năm mới (mùng 1) sẽ không quét nhà, đổ rác. Thay vào đó sẽ đi chúc tết ông bà, bố mẹ, anh em trong gia tộc.

2. Không cho lửa, cho nước đầu năm

Nước tượng trưng cho sự phát triển, còn lửa tượng trưng cho sự may mắn. Chính vì vậy vào đầu năm mới, các gia đình ở Việt Nam sẽ kiêng cho lửa và nước tránh ảnh hưởng đến tài lộc.

3. Kiêng làm vỡ đồ đầu năm

Vào đầu xuân năm mới, thường kiêng làm vỡ đồ đầu năm như gương, chén, bát…Đổ vỡ thường tượng trưng cho sự chia ly, không trọn vẹn trong một năm mới.

4. Kiêng nói tục, cãi vã

Tết đến là dịp để mọi người vui vẽ bên nhau, cho nên tránh để xảy ra cãi vã bất hòa làm ảnh hưởng đến không khí đón xuân năm mới.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán

Tết nguyên đán là một trong những nét đẹp của truyền thống văn hóa do cha ông ta từ ngàn năm trước để lại. Đây là dịp để con cháu nhớ về cội nguồn, tổ tiên.

Tết còn là dịp để người thân đi xa trở về đoàn viên, sum vầy bên gia đình. Ngoài ra tết cũng chính là dịp để nghỉ ngơi sau một năm vất vả làm việc mệt nhọc, bỏ lại những điều không vui ở năm cũ cùng nhau đón môt năm mới mưa thuận gió hòa.

Tết còn là dấu mốc đánh dấu mỗi người bước thêm một tuổi mới, với những mong ước, khát khao, hoài bão mới.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG
Văn phòng Bình Thạnh: 144/1/7 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng Tân Bình: Tầng 2, Số 82 Đường C18, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0352 276 247 / Zalo: 0944 968 222
Email: info@luatgialong.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gọi 0352 276 247 Chat Zalo Chat Messenger