Thủ tục đầu tư ra nước ngoài cập nhật mới nhất

Đầu tư ra nước ngoài là điều kiện giúp các công ty, doanh nghiệp của Việt Nam vươn mình ra thế giới. Vậy để thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài cần phải làm gì? Trình tự, hồ sơ như thế nào? Kính mời quý khách hàng tham khảo bài chia sẽ này của Luật Gia Long.

Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài

– Luật Đầu tư 2020;

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Các hình thức thực hiện đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài thông qua các hình thức sau đây:

– Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của nước thực hiện đầu tư;

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;

– Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài;

– Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác;

– Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

hướng dẫn thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Quy định về ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài

1. Các ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài

– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I Luật Đầu tư;

– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II Luật Đầu tư;

– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên;

– Kinh doanh mại dâm;

– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

– Kinh doanh pháo nổ;

– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

2. Các ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện

– Ngân hàng;

– Bảo hiểm;

– Chứng khoán;

– Báo chí, phát thanh, truyền hình;

– Kinh doanh bất động sản.

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài

1. Thẩm quyền của quốc hội

Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau:

– Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

– Dự án có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt.

2. Thẩm quyền của thủ tướng

Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau:

– Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

– Dự án không thuộc các trường hợp nêu trên có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

Lưu ý: Các dự án không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của quốc hội và thủ tướng, thì nhà đầu tư không cần thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương.

Trình tự, thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

1. Đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương

Tùy thuộc vào quy mô của dự án, nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền như đã nêu ở trên.

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư.

2. Đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương

Đối với các dự án không phải xin chấp thuận chủ trương, nhà đầu tư nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

a) Hồ sơ xin giấy chứng nhận gồm:

– Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

– Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

– Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định;

– Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng;

– Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành nghề có điều kiện, nhà đầu tư nộp kèm theo văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Thời gian cấp giấy chứng nhận:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư.

Đối với trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài:

– Mã số dự án đầu tư;

– Nhà đầu tư;

– Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có);

– Mục tiêu, địa điểm đầu tư;

– Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài;

– Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư;

– Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của Luật Gia Long

Dịch vụ tư vấn của chúng tôi bao gồm những công việc sau đây:

– Soạn thảo hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài;

– Soạn thảo hồ sơ xin xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Nhận kết quả bàn giao cho khách hàng;

– Hỗ trợ tư vấn các quy định pháp lý của nước mà khách hàng thực hiện đầu tư.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc cần tư vấn hãy liên hệ với Luật Gia Long theo thông tin dưới đây.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG
Văn phòng Bình Thạnh: 144/1/7 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng Tân Bình: Tầng 2, Số 82 Đường C18, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0352 276 247 / Zalo: 0944 968 222
Email: info@luatgialong.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gọi 0352 276 247 Chat Zalo Chat Messenger